Nguồn gốc xuất xứ, cách ngâm, cách ăn quả Thanh Mai


Mùa hè lại đến, những gánh hàng nặng trĩu quả Thanh Mai lại xuất hiện ngập tràn trên đường phố Hà Nội tại những tuyến phố như Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi, Vũ Tông Phan… Hãy cùng Sơn Hoài Farm tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, cách ngâm, cách ăn và tác dụng của quả Thanh Mai nhé.

Nguồn gốc xuất xứ của quả Thanh Mai

Dạo quanh một loạt tuyến đường như Trần Duy Hưng, Xuân Thủy, Phạm Hùng, Phạm Ngọc Thạch, Trần Khát Chân… (Hà Nội), không khó để bắt gặp những chiếc xe đạp chở đằng sau một sạp hàng quả thanh mai mà thoạt nhìn rất giống quả dâu tây, song bên ngoài lại xù xì giống quả mâm xôi có màu đỏ tía như màu mận chín hay nho tím.
Quả thanh mai
Quả thanh mai

Hỏi những người bán hàng rong, hầu hết đều nói đây là quả thanh mai hay còn có tên gọi khác là dâu rừng được thu hái tự nhiên tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn của Việt Nam.
Theo thông tin Cục BVTV cung cấp cho chúng tôi, chiều 2/6, quả thanh mai hay còn gọi là dâu rượu có tên khoa học là Myrica sp. Cây mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng (núi Langbian) và ở các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc, đặc biệt là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Lào Cai... Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Nam Trung Quốc, Lào, Nhật Bản. Người dân thường thu hái các bộ phận của cây quanh năm về để ăn và làm thuốc.

Quả thanh mai

Tác dụng của quả Thanh Mai

Quả thanh mai thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Loại quả này được sử dụng nhiều vào mùa hè như một thứ quả giải khát và được xem là có dược tính do có vị chua ngọt và thơm, có tác dụng bổ phổi và dịu đau dạ dày.
Do giá trị giải khát và chữa bệnh, hiện nay thanh mai đã được người dân trồng và khai thác từ tự nhiên để bán khá phổ biến ở nhiều nơi.
qua thanh mai
Quả Thanh Mai

Quả dâu rượu Bắc bộ Việt Nam mọc hoang trong rừng và được bán với tên thanh mai; còn thứ dâu rượu của núi Langbian thì quả nhỏ hơn và cũng ăn được. Ở Quảng Bình, người ta dùng quả tươi cho lên men chế rượu dâu dùng uống tốt thay các loại nước lên men; cũng có thể dùng quả khô để chế nước uống riêng.
Trong y học, thường dùng quả chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và lỵ. Hạt được sử dụng chữa chứng ra mồ hôi liên tục ở chân; vỏ thân và vỏ rễ sắc uống dùng điều trị đụng giập, loét, các bệnh về da và ngộ độc arsenic.

Quả thanh mai


0 nhận xét